
Nuôi dạy trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) luôn là một hành trình đầy thử thách đối với cha mẹ và giáo viên.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý, bao gồm tạo cơ hội vận động hợp pháp, sử dụng câu thần chú giúp trẻ tự điều chỉnh cảm xúc, cũng như những chiến lược thích nghi theo từng độ tuổi phát triển.
Mời quý phụ huyh và thầy cô tham khảo!
>>> Xem thêm:
Hãy tạo cơ hội để trẻ lên tiếng
Với trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), có xu hướng luôn cử động một phần cơ thể hoặc thường xuyên đứng dậy đi lại, nên thường có nhu cầu vận động cao và khó tự kiểm soát.
Chính vì không thể tự ngăn mình cử động, nên hội chứng này mới có cái tên gọi của nó: rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, người lớn lại đôi khi quên mất điều này và tức giận với trẻ: “Con ngồi yên đi!”. Nhưng dù có nhắc nhở con bao nhiêu lần, cũng sẽ không mang lại tác dụng nào. Trẻ một khi bị cấm vận động, ngược lại sẽ càng cảm thấy khó chịu và trở nên bất ổn hơn. Vậy thì, chúng ta nên ứng phó với trường hợp này như thế nào?
Hãy để trẻ có cơ hội được nói thành tiếng
Hãy thử nghĩ xem, ngay cả người lớn chúng ta cũng khó có thể ngồi yên hoàn toàn suốt một giờ đồng hồ. Chúng ta vẫn luôn vô thức cử động ngón tay, vai hoặc bàn chân. Nếu ngay cả người lớn cũng không thể ngồi bất động, thì sao chúng ta lại yêu cầu một đứa trẻ mắc chứng rối loạn này ngồi yên không cử động cơ chứ.
Thay vì cấm trẻ di chuyển, tốt hơn hết hãy tạo thêm cơ hội cho trẻ được vận động.
Một phương án đơn giản và dễ thực hiện nhất là để trẻ nói thành tiếng. Ví dụ như:
“Con nhắc lại theo ba/mẹ nhé!”
“Con đọc sách giáo khoa to lên cho mẹ xem nào!”
Tôi cho rằng phương pháp này là một cách hỗ trợ đơn giản nhưng hiệu quả, có thể thực hiện bất cứ lúc nào, có thể áp dụng linh hoạt cả trong lớp học lẫn ở nhà.
Với trẻ tăng động giảm chú ý, hãy để trẻ được vận động “một cách hợp pháp”
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những khó khăn phát triển phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong độ tuổi tiểu học. Việc nuôi dạy và hỗ trợ trẻ mắc ADHD đòi hỏi sự kiên nhẫn, linh hoạt và hiểu biết từ phía cha mẹ, thầy cô. Một trong những nguyên tắc quan trọng là cho phép trẻ vận động “một cách hợp pháp”, thay vì cố gắng kìm hãm hoàn toàn sự hiếu động của trẻ.
Việc nuôi dạy và hỗ trợ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đòi hỏi sự kiên nhẫn, linh hoạt và hiểu biết từ phía cha mẹ, thầy cô
Tình trạng tăng động có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bậc tiểu học, thường xuất hiện những biểu hiện “tăng động mạnh”, chẳng hạn như gõ bàn gây tiếng động, rung lắc bàn, đứng dậy đi lại. Khi trẻ lớn hơn, từ bậc trung học cơ sở trở đi, các cử động thường giảm dần và trở nên yếu hơn.
Với những trẻ có biểu hiện “tăng động mạnh”, việc tạo cơ hội để trẻ được vận động thường xuyên sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu di chuyển của trẻ là phương án tối ưu nhất.
Vận động ở trường học
Một cách đơn giản mà tôi thường sử dụng là cho phép trẻ đứng dậy, đương nhiên vẫn phải tuân theo hướng dẫn của người lớn. Trong giờ học, tôi yêu cầu tất cả học sinh đứng dậy, sau đó ngồi xuống ngay. Chỉ cần một hành động đơn giản như vậy cũng có thể giúp trẻ giảm bớt cảm giác “buồn chân buồn tay” của trẻ.
Với trẻ tăng động giảm chú ý, hãy để trẻ được vận động “một cách hợp pháp”
Hay khi giao bài tập cho trẻ, tôi sẽ yêu cầu: “Con giải xong bài thì lên bàn đưa cho thầy xem nhé”, để tạo cơ hội để trẻ di chuyển qua lại một cách hợp lý ngay trong giờ học.
Điểm mấu chốt là trẻ được vận động theo hướng dẫn của người lớn. Khi đó, trẻ có thể tự tin di chuyển mà không bị lo lắng bị nhắc nhở vì làm trái chỉ thị, vì thế vận động của trẻ đã được “hợp pháp hóa”.
Linh hoạt vận động tại nhà
Tương tự khi ở nhà, thay vì bắt trẻ ngồi học nhiều tiếng đồng hồ liên tục, phụ huynh cũng có thể áp dụng các phương pháp sau. Ví dụ như cho trẻ đứng dậy hoặc vận động nhẹ giữa giờ làm bài tập chẳng hạn. Hoặc chúng ta có thể thay đổi không khí bằng cách cùng trẻ đi dạo hay cùng trẻ làm việc nhà.
Khi trẻ làm bài tập, ta có thể áp dụng phương án giống của tôi bên trên: “Khi nào con giải được bài này thì mang cho bố mẹ xem nhé”, để tạo cơ hội cho trẻ đi lại trong khi làm bài tập.
Ngoài phương pháp này, còn có cách sử dụng công cụ hỗ trợ cảm giác (sensory tools) để giúp trẻ kiểm soát hành vi tăng động.
Trẻ có xu hướng hiếu động quá mức, hãy sử dụng “thần chú”
Đối với những trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), chúng ta có thể thảo luận với trẻ để chọn một “câu thần chú” – tức một cụm từ khoá an toàn, giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh trong các tình huống.
Ví dụ, giả sử có một cậu bé tên là Bánh Mì đã lựa chọn “câu thần chú”: “Bánh Mì kiên nhẫn”. Sau đó, người lớn sẽ hướng dẫn trẻ như sau: “Khi mọi chuyện không theo ý mình, con hãy nhắm mắt lại và lặp lại câu thần chú ba lần nhé!”
Đồng thời, người lớn cũng nên luyện tập cùng trẻ nhiều lần để hình thành thói quen: “Bánh Mì kiên nhẫn. Bánh Mì kiên nhẫn. Bánh Mì kiên nhẫn.” Trẻ được chẩn đoán ADHD thường gặp khó khăn trong việc tư duy tương hỗ (hành động song đôi), và việc sử dụng lời nói nội tâm và hình ảnh tinh thần giúp trẻ bình tĩnh lại là một phương pháp hiệu quả.
Phương pháp ứng phó với chứng tăng động giảm chú ý theo độ tuổi
Khi trẻ lớn lên, chúng ta cũng cần linh hoạt thay đổi cách ứng phó với chứng tăng động của trẻ. Ở bậc tiểu học với khối lớp 1 – 2, phương pháp hỗ trợ thường tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu vận động tự nhiên của trẻ. Trong khi đó, ở bậc tiểu học khối lớp 4 – 6 và trung học cơ sở, trọng tâm nên chuyển sang việc đáp ứng nhu cầu thỏa mãn trí tuệ của trẻ.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi xin giới thiệu một ví dụ như sau. Tôi thường đưa ra những câu hỏi mang tính thách thức để khuyến khích trẻ lớn hơn tập trung hơn:
“Nếu thêm chữ ‘mưa’ vào các từ có sẵn, em có thể tạo ra bao nhiêu từ mới? Ví dụ: mưa + đá = mưa đá, mưa + phùn = mưa phùn...” – Các em hãy thử nghĩ ra thêm càng nhiều càng tốt nhé!
Những bài tập dạng câu đố như vậy thường rất được trẻ yêu thích, ngay cả những trẻ có xu hướng tăng động cũng dễ dàng bị cuốn vào và say mê thực hiện.
⇒ Như đã đề cập trong phần nội dung chính, mức độ tăng động thường giảm dần khi trẻ lớn lên. Ở trẻ nhỏ, việc đi lại trong lớp hay lắc bàn gây tiếng động là khá phổ biến.
Tuy nhiên, nếu các hành vi đi lại tự do trong lớp một cách vô thức như vậy vẫn tồn tại ở trẻ cấp bậc cao hơn, đó có thể là dấu hiệu của hành vi chống đối hoặc rối loạn thứ cấp. Khi đó, chúng ta cần phải xem xét lại mối quan hệ giữa học sinh đó với thầy cô và bạn bè trong lớp, và có thể sẽ cần đến sự can thiệp của các cơ sở y tế để kiểm tra và điều chỉnh hành vi cho trẻ.
Nếu bạn thấy những phương pháp trên hữu ích và muốn tìm hiểu thêm cách đồng hành cùng trẻ một cách khoa học, kiên nhẫn và đầy thấu cảm, đừng bỏ qua cuốn sách “Cẩm nang giao tiếp và ứng xử với trẻ rối loạn phát triển”. Cuốn sách cung cấp hàng loạt tình huống thực tế, lời khuyên dễ áp dụng và các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ, chậm nói...
Cuốn sách "Cẩm nang giao tiếp và ứng xử với trẻ rối loạn phát triển"
👉 Đọc thử và đặt mua cuốn sách ngay hôm nay để ùng con lớn lên một cách an toàn, hiểu đúng và yêu thương đủ đầy bố mẹ nhé!
Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1f-KhF1BAli7URzBf6PYd3lxVBC8V3_ly/view?usp=sharing