Cách tiết kiệm tiền theo ngày – Bí quyết đơn giản cho người lương 8 triệu

Cách tiết kiệm tiền theo ngày – Bí quyết đơn giản cho người lương 8 triệu

Trong bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ về cách phân bổ lương hợp lý cho người có thu nhập 8 triệu đồng/tháng, nhấn mạnh nguyên tắc quan trọng: “Tiết kiệm trước – chi tiêu sau”. Theo đó, ngay khi nhận lương, bạn nên ưu tiên trích ra 1 triệu đồng để tiết kiệm, và phần còn lại 7 triệu đồng sẽ được chia đều cho các nhu cầu thiết yếu trong tháng như sau:

Hạng mục

Tỷ lệ

Số tiền

Thuê nhà

30%

2.100.000 đ

Ăn uống

30%

2.100.000 đ

Sinh hoạt phí

15%

1.050.000 đ

Giải trí

10%

700.000 đ

Sở thích cá nhân

5%

350.000 đ

Dự phòng

10%

700.000 đ

 

Trong các khoản trên, tiền thuê nhà thường là chi phí cố định, ít có khả năng thay đổi trong ngắn hạn nếu bạn đã ký hợp đồng dài hạn hoặc sống ổn định tại một nơi. Chính vì vậy, thay vì cố gắng "ép" chi phí thuê nhà, chúng ta nên tập trung vào việc tối ưu và tiết kiệm ở các hạng mục linh hoạt hơn như ăn uống, sinh hoạt, giải trí, và các sở thích cá nhân.

Với mức lương 8 triệu, việc đầu tiên là cất ngay 1 triệu để tiết kiệm

Với mức lương 8 triệu, việc đầu tiên là cất ngay 1 triệu để tiết kiệm

+ Cách tiết kiệm tiền ăn uống theo ngày

Với ngân sách 2,1 triệu đồng một tháng, tương đương 70.000 đồng một ngày, chúng ta hoàn toàn có thể ăn uống đủ chất và vẫn tiết kiệm nếu biết cách phân bổ hợp lý:

1. Bữa sáng:  10.000 – 15.000 đồng

Thay vì ăn sáng ở hàng quán với giá 20.000 – 30.000 đồng/suất, bạn có thể lựa chọn các món đơn giản, nhanh gọn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng:

  • Bánh mì trứng + sữa hộp: ~ 12.000 đồng
  • Xôi lạc + nước lọc ở nhà: ~ 10.000 đồng
  • Tự nấu mì trứng tại nhà: ~ 8.000 – 10.000 đồng

Ưu tiên tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà 4–5 ngày/tuần, cuối tuần có thể linh hoạt ra ngoài.

Thực đơn mẫu để tiết kiệm tiền ăn uống theo ngày

Thực đơn mẫu để tiết kiệm tiền ăn uống theo ngày

2. Bữa trưa & Bữa tối kết hợp: Tổng chi phí 50.000 – 55.000 đồng/ngày

Thay vì tách riêng bữa trưa và tối, bạn có thể nấu bữa tối nhiều hơn một chút rồi chia làm 2 phần: một phần ăn ngay vào buổi tối, phần còn lại để hộp mang đi làm hôm sau dùng cho bữa trưa.

+ Cách này giúp:

  • Tiết kiệm thời gian nấu nướng
  • Tiết kiệm gas, điện, nguyên liệu
  • Kiểm soát khẩu phần & dinh dưỡng tốt hơn
  • Hạn chế ăn ngoài (vừa tốn kém vừa ít vệ sinh)

+ Ví dụ thực đơn tối giản cho một ngày:

  • Gạo (2 bát): ~ 5.000 đồng
  • Trứng đúc thịt hoặc đậu sốt cà: ~ 25.000 đồng
  • Rau luộc/xào (rau muống, cải ngọt,...): ~ 5.000 đồng
  • Canh bí nấu tép khô hoặc canh trứng cà chua: ~ 18.000 – 20.000 đồng
  • Tráng miệng: 1 trái chuối hoặc lát dưa hấu nhỏ: ~ 3.000 đồng (mua cả quả hoặc theo nải sau đó chia thành từng bữa nhỏ).

→ Tổng: khoảng 50.000 – 55.000 đồng cho 2 bữa chính/ngày

+ Lưu ý nhỏ:

  • Khi nấu, bạn nên chia khẩu phần rõ ràng và để phần cơm trưa vào hộp ngay sau bữa tối, không để qua đêm hở khí.
  • Có thể đầu tư hộp đựng cơm giữ nhiệt để thức ăn ngon hơn khi mang đi làm.
  • Để tránh ngán, bạn nên thay đổi thực đơn mỗi 2–3 ngày, như: đổi món mặn giữa thịt – cá – trứng – đậu phụ, đổi món canh luân phiên.
  • Có thể nấu 2 người cùng ăn để giảm chi phí nguyên liệu
  • Ưu tiên mua theo combo ở chợ hoặc siêu thị để tiết kiệm hơn.

+ Mẹo bổ sung để tiết kiệm hơn trong ăn uống hàng ngày:

  • Đi chợ đầu tuần: Mua sẵn thực phẩm tươi, chia thành từng phần và bảo quản trong tủ lạnh để nấu dần.
  • Nói không với ăn vặt linh tinh: Trà sữa, snack, trà chanh lề đường có thể tiêu tốn 200.000 – 500.000 đồng/tháng nếu không kiểm soát.
  • Ưu tiên món rẻ mà bổ dưỡng: Trứng, đậu phụ, cá nục, rau muống, ngao, hến, trai, thịt gà, cá khô... vừa rẻ vừa tốt cho sức khỏe.
  • Tận dụng ứng dụng hoàn tiền hoặc ưu đãi: Như ShopeeFood, GrabFood có mã giảm giá vào giờ thấp điểm hoặc ưu đãi cho đơn hàng từ siêu thị.

Với cách chi tiêu thông minh như trên, bạn hoàn toàn có thể vừa ăn đủ bữa – đủ chất mà vẫn giữ ngân sách trong mức 2,1 triệu/tháng. Quan trọng nhất là chủ động nấu ăn tại nhà và lên kế hoạch mỗi tuần để tránh phát sinh chi phí không đáng có. Nếu duy trì tốt, chỉ riêng chi phí ăn uống bạn đã có thể tiết kiệm được 300.000 – 500.000 đồng mỗi tháng.

Lương 8 triệu mà chi tiêu hết 8 triệu là coi như thất bại rồi đó

Lương 8 triệu mà chi tiêu hết 8 triệu là coi như thất bại rồi đó

+ Cách tiết kiệm các khoản tiền khác theo ngày

Tổng ngân sách cho các khoản ngoài ăn uống gồm:

  • Sinh hoạt phí: 1.050.000 đồng/tháng ≈ 35.000 đồng/ngày
  • Giải trí: 700.000 đồng/tháng ≈ 23.000 đồng/ngày
  • Sở thích cá nhân: 350.000 đồng/tháng ≈ 12.000 đồng/ngày

Để đảm bảo chi tiêu hợp lý mà vẫn giữ được chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

1. Sinh hoạt phí (35.000 đồng/ngày)

Chi tiết ước tính:

Khoản mục

Ước tính tháng

Mẹo tiết kiệm

Tiền điện

~ 350.000 đ

Tắt thiết bị khi không dùng, dùng đèn LED tiết kiệm điện

Tiền nước

~ 80.000 đ

Sử dụng tiết kiệm, không xả nước lãng phí

Internet

~ 50.000 đ/người (chia phòng)

Gộp dùng chung với bạn cùng trọ

Dịch vụ vệ sinh

~ 30.000 đ

Không cắt được nhưng có thể mặc cả lại nếu ở lâu dài

Xăng xe

~ 400.000 đ

Gộp lịch trình – đi đâu làm luôn việc đó, hoặc đi chung xe

Điện thoại

~ 150.000 đ

Đăng ký gói combo data + thoại cố định hàng tháng và liên hệ qua Zalo, Messenger….

 

Tổng: ≈ 1.060.000 đ/tháng → Nếu chủ động, bạn có thể cắt giảm còn 950.000 – 1.000.000 đ/tháng, tiết kiệm 50k–100k mỗi tháng.

2. Giải trí (23.000 đồng/ngày)

Không cần "cắt sạch" các hoạt động giải trí, nhưng nên tiêu có kiểm soát để tránh "xả stress xong là… xẹp ví".

+ Gợi ý kiểm soát:

► Xem phim:

  • Hạn chế xem rạp thường xuyên → thay bằng Netflix, YouTube miễn phí.
  • Rạp CGV có ngày ưu đãi 45.000–55.000 đ/vé → nếu xem, chọn ngày đó.

► Trà chanh, cà phê:

  • Giới hạn 1–2 lần/tuần, ngân sách tối đa 30.000 – 40.000 đồng/lần
  • Có thể tự pha cà phê tại nhà → chi phí chỉ ~5.000 – 10.000 đồng/cốc

► Nhậu nhẹt:

  • Giới hạn theo tháng: Ví dụ chỉ cho phép bản thân đi 1 lần/2 tuần
  • Ưu tiên nhậu tại nhà, góp tiền chung, tiết kiệm gấp 2–3 lần so với ngoài quán.

► Mua sắm:

  • Lập “wishlist” 7 ngày → nếu 7 ngày sau vẫn thấy cần mới mua
  • Ưu tiên săn sale, second-hand, hoặc đổi đồ với bạn bè

+ Gợi ý:

Bạn có thể để riêng một phong bì giải trí 700.000 đồng, chia đều thành các phần nhỏ (100 – 200k/lần). Khi hết tiền trong phong bì → ngưng hoạt động giải trí tháng đó.

3. Sở thích cá nhân (12.000 đồng/ngày)

Tùy sở thích mỗi người, nhưng mục tiêu là không để đam mê trở thành gánh nặng tài chính.

+ Một số ví dụ tiết kiệm theo sở thích:

► Nuôi thú cưng:

  • Tận dụng nguồn thực phẩm có sẵn như cơm thừa, xương ống
  • Mua cát vệ sinh hoặc đồ chơi giá sỉ, đặt định kỳ để được giảm giá
  • Hạn chế đưa thú cưng đi spa, có thể học cách tắm và chăm tại nhà

► Sưu tầm mô hình, đồ vật:

  • Chọn lọc kỹ món sưu tầm, không chạy theo số lượng
  • Tham gia group trao đổi – mua bán để săn đồ giá tốt
  • Đặt ngân sách rõ ràng từng tháng, ví dụ tối đa 300.000 đồng/tháng

► Sở thích nghệ thuật (vẽ, đàn, làm đồ handmade...):

  • Mua nguyên liệu theo combo tiết kiệm
  • Tận dụng vật liệu tái chế
  • Tự học qua YouTube thay vì đóng tiền học offline

+ Gợi ý:

Lập “quỹ sở thích” riêng, để trong ví hoặc app quản lý tài chính, và chỉ tiêu trong phạm vi đó.

Dưới đây là bảng quản lý chi tiêu hàng ngày bằng file Excel, các bạn có thể tải về và tham khảo nhé!

Link tải: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1T182MK6CL_zDOKLUxF9c_p2-13TJhoor/edit?usp=sharing&ouid=112441633363684330246&rtpof=true&sd=true

Nếu bạn đang là học sinh, sinh viên và người mới đi làm với mức lương 8 triệu và mong muốn hiểu cách tiền vận hành, làm thế nào để tiết kiệm, đầu tư, và sử dụng tiền thông minh hơn – cuốn sách “Đồng tiền vận hành ra sao? – Bí mật tài chính dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên” chính là hành trang không thể thiếu.

Với nội dung sinh động, ví dụ gần gũi và lời khuyên dễ áp dụng, cuốn sách sẽ giúp bạn hình thành tư duy tài chính vững vàng ngay từ khi còn trẻ – để sau này không chỉ kiếm tiền giỏi mà còn quản lý tiền khôn ngoan.

👉 Đọc thử sách tại đây!

Unibooks.vn

Đang xem: Cách tiết kiệm tiền theo ngày – Bí quyết đơn giản cho người lương 8 triệu