Cách khen thưởng để trẻ rối loạn phát triển cảm thấy được ghi nhận

Cách khen thưởng để trẻ rối loạn phát triển cảm thấy được ghi nhận

Cách khen thưởng để trẻ rối loạn phát triển cảm thấy được ghi nhận chính là bí quyết giúp các bé không chỉ khích lệ trẻ mà còn giúp các con cảm thấy được ghi nhận và nâng cao động lực học hỏi.

Tuy nhiên, không phải lời khen nào cũng mang lại hiệu quả tương tự, bởi mỗi trẻ có cách tiếp nhận và phản ứng khác nhau. Vậy làm thế nào để khen thưởng trẻ rối loạn phát triển một cách phù hợp, giúp các con hiểu rõ giá trị bản thân và duy trì những hành vi tốt?

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những bí quyết thiết thực giúp người lớn “truyền tải” lời khen hiệu quả, từ đó tạo nên sự khác biệt trong quá trình hỗ trợ phát triển cho trẻ.

>>> Tham khảo thêm: 

5 nguyên tắc cư xử với trẻ rối loạn phát triển mang tên Serotonin 5

Nuôi dạy trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ tự kỷ, rối loạn phát triển đánh bạn phải làm sao?

Những hành vi bất thường của trẻ rối loạn phát triển

I. Tại sao nên khen thưởng trẻ

Tại sao người lớn lại thích khen trẻ con? Đơn giản là vì muốn khích lệ trẻ tiếp tục thực hiện hành động đó vào những lần tiếp theo.

Với trẻ rối loạn phát triển, cũng giống như trẻ phát triển bình thường, “lời khen” chính là “liều thuốc” kỳ diệu giúp các con “nảy mầm” và có động lực tiếp tục phát triển những hành vi tốt. Khi những hành vi tốt ấy “nở rộ”, những hành vi gây rối theo lẽ tự nhiên sẽ dần lui tàn.

Với trẻ rối loạn phát triển, “lời khen” chính là “liều thuốc” kỳ diệu giúp các con “nảy mầm” và có động lực tiếp tục phát triển những hành vi tốt

Với trẻ rối loạn phát triển, “lời khen” chính là “liều thuốc” kỳ diệu giúp các con “nảy mầm” và có động lực tiếp tục phát triển những hành vi tốt

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không phải đứa trẻ nào cũng giống đứa trẻ nào. Một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các kích thích, hoặc có thể chưa hiểu rõ thế nào là “hành vi đúng đắn”. Vì vậy, nếu người lớn chỉ nói chung chung như “Tuyệt quá!” hay “Giỏi lắm!”, trẻ sẽ không hiểu mình được khen ngợi vì điều gì, và những lời khen đó cũng sẽ trôi đi mà chẳng đọng lại gì trong tâm trí.

Khi khen ngợi, chúng ta cần phải “truyền tải” hành động đáng khen ngợi một cách rõ ràng đến trẻ bằng các kích thích mạnh như giọng nói to, rõ ràng hoặc cử chỉ, hành động minh họa.

Việc truyền đạt rõ ràng bằng các phương thức trên được gọi là “củng cố hành vi”. Những hành vi được củng cố bằng lời khen sẽ có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn, và một khi đã đâm rễ vào tiềm thức thì rất khó quên. Hiện tượng này được gọi là “nguyên lý củng cố”.

II. Cách khen thưởng để trẻ rối loạn phát triển cảm thấy được ghi nhận

Để củng cố hành vi và giúp trẻ học hỏi hiệu quả, hãy áp dụng 5 bí quyết sau đây, để trẻ có thể biết được: “Con đang được ghi nhận ở điểm này!”.

1. Gọi tên khi khen (Cá nhân hoá)

Nếu không được gọi tên, trẻ có thể không nhận ra mình đang được khen. Hãy gọi tên con trước khi khen, ví dụ: “~~ ơi, hôm nay con vẽ đẹp quá!”. Việc này sẽ giúp lời khen đến đúng người, và đạt được hiệu quả truyền đạt.

Khi khen ngợi trẻ, hãy gọi tên và khen cụ thể, chính xác việc mà trẻ làm tốt

Khi khen ngợi trẻ, hãy gọi tên và khen cụ thể, chính xác việc mà trẻ làm tốt

2. Khen ngay lập tức (Tính tức thì)

Đối với trẻ rối loạn phát triển và có trí nhớ làm việc còn non yếu, việc để dành lời khen không phải một biện pháp hiệu quả. Các con có thể quên mình đã làm gì mà lại được khen. Vì vậy, đừng bỏ lỡ thời cơ mà hãy khen “ngay lập tức”, “đúng lúc” để lời khen đạt tác dụng tối đa.

3. Khen cụ thể (Tính rõ ràng)

Thay vì chỉ nói chung chung “Con giỏi lắm!”, hãy khen trẻ một cách cụ thể. Khen như vậy giúp trẻ hiểu rõ mình đã làm tốt điều gì. Ví dụ như:

► “Con ngồi đúng tư thế rồi, rất tuyệt vời!”

► “Con làm đúng phương pháp rồi đấy, giỏi lắm!”

► “Con hôm nay nói rất to và rõ ràng, rất tự tin nữa!”

4. Diễn đạt hành vi “mong muốn” bằng lời nói (ngôn từ hoá)

Khi trẻ có những hành vi chưa tốt, người lớn thường có xu hướng chỉ trích và nhắc nhở trẻ. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào những điều “không tốt” chỉ khiến chúng càng nhớ kỹ những hành vi đấy mà thôi.

Thay vào đó, hãy tập trung vào những hành vi bạn mong muốn trẻ thực hiện và nói ra với trẻ. Việc này sẽ giúp khơi dậy những hành vi tốt ở trẻ, và những cơ hội để ta khen ngợi trẻ tự nhiên cũng sẽ trở nên gia tăng hơn nhiều.

5. Miêu tả hành động đang diễn ra (chỉ ra sự thật)

Nếu bạn “bí” quá vì không biết khen gì trẻ, hãy thử miêu tả hành động của con đang làm. Ví dụ, khi trẻ đang viết gì đó vào vở, bạn có thể nói:

“Ồ con đang viết bài đấy à! Đang học bài đúng không?”

Vừa miêu tả hành động của trẻ, vừa lặp lại với giọng điệu vui vẻ và phấn khởi, nó sẽ tự động trở thành một lời khen. Bạn cũng có thể nói “Con ngồi ngoan thế! Ngồi ngoan quá cơ!” hay “Con vẽ đẹp quá! Vẽ đẹp thế này cơ mà!”. Với công thức như này, bạn có thể nghĩ ra vô vàn lời khen bất kỳ mọi lúc mọi nơi cho trẻ.

Bạn đang tìm kiếm một cẩm nang hữu ích để hiểu và đồng hành cùng trẻ rối loạn phát triển một cách hiệu quả? Cẩm nang giao tiếp và ứng xử với trẻ rối loạn phát triển chính là người bạn đồng hành không thể thiếu dành cho bạn!

Với những bí quyết thiết thực và dễ áp dụng, cuốn sách giúp bạn truyền tải yêu thương, khen ngợi đúng cách, tạo động lực để trẻ phát triển từng ngày.

Đọc thử và đặt mua cuốn sách này ngay hôm nay để nâng cao kỹ năng giao tiếp, nuôi dưỡng và hỗ trợ trẻ trên hành trình phát triển bố mẹ nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1f-KhF1BAli7URzBf6PYd3lxVBC8V3_ly/view?usp=sharing

Unibooks.vn

Đang xem: Cách khen thưởng để trẻ rối loạn phát triển cảm thấy được ghi nhận