5 nguyên tắc cư xử với trẻ rối loạn phát triển mang tên Serotonin 5

5 nguyên tắc cư xử với trẻ rối loạn phát triển mang tên Serotonin 5

5 nguyên tắc cư xử với trẻ rối loạn phát triển mang tên Serotonin 5 (Basic 5) dưới đây do cố Giáo sư Hirayama Satoshi của Trường Cao đẳng thành phố Kurashiki đề xuất. Đây là những kỹ năng cơ bản nhất mà ai cũng nên nắm rõ khi giao tiếp và nuôi dạy trẻ rối loạn phát triển.

Điều quan trọng nhất khi tiếp xúc với trẻ rối loạn phát triển là việc ta phải mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Basic 5, hay bộ 5 quy tắc cơ bản chính là phương pháp giao tiếp hữu hiệu giúp tạo ra sự an tâm về tinh thần cho trẻ nên tôi cho rằng đây là những nguyên tắc cơ bản mà ai cũng nên ghi nhớ.

>>> Tham khảo thêm:

Những hành vi bất thường của trẻ rối loạn phát triển

Trẻ tự kỷ, rối loạn phát triển đánh bạn phải làm sao?

Nuôi dạy trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Bộ 5 nguyên tắc cư xử với trẻ rối loạn phát triển

1. Giao tiếp bằng ánh mắt

Khi nhận thấy trẻ đang nhìn về phía mình, hãy đáp lại ánh mắt của trẻ trìu mến. Tuy nhiên xin lưu ý rằng bạn chỉ nên làm điều này khi trẻ chủ động nhìn mình trước.

Có những người lớn cố gắng thu hút ánh mắt của trẻ ngay cả khi trẻ đang tập trung vào việc học hay đang làm một việc gì đó. Điều này là không cần thiết vì dễ khiến cho trẻ mất tập trung.

Lý do chính khiến trẻ nhìn về phía người lớn là vì chúng muốn xác nhận lại cảm giác an toàn. Vì vậy, hãy luôn giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ, cũng có thể hiện diện quanh trẻ, giúp trẻ cảm thấy an tâm dù bất cứ lúc nào.

Khi nhận thấy trẻ đang nhìn về phía mình, hãy đáp lại ánh mắt của trẻ trìu mến

Khi nhận thấy trẻ đang nhìn về phía mình, hãy đáp lại ánh mắt của trẻ trìu mến

2. Mỉm cười

Người lớn nên luôn giữ một thái độ thân thiện, nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ. Đặc biệt khi trẻ đã hướng sự chú ý đến chúng ta, nụ cười trở thành một yếu tố không thể thiếu trên khuôn mặt.

Điểm quan trọng là hãy cười để lộ răng. Nếu chỉ nhếch nhẹ khoé miệng mà không lộ răng, bộ não của trẻ có thể không nhận định đó là nụ cười thật sự.

Bộ não con người có thể nhận diện nụ cười rõ ràng nhất khi thấy hàm răng lộ ra. Vì vậy, đừng quên cười thật tươi và khoe hai hàm răng đều tăm tắp của bạn nhé!

3. Chủ động bắt chuyện

Việc chủ động bắt chuyện với trẻ vô cùng quan trọng.

Hãy nói chuyện với trẻ ngay khi trẻ thức dậy vào buổi sáng. Đặc biệt, đối với giáo viên, điều tối quan trọng là trò chuyện với trẻ vào sáng thứ Hai đầu tuần.

Những trẻ lớn lên trong môi trường gia đình không ổn định thường có tâm trạng bất an vào sáng thứ Hai. Vì vậy, để giúp trẻ bình tĩnh lại thì ngay khi gặp trẻ, hãy chủ động chào hỏi những câu nhẹ nhàng, đơn giản như: “Chào buổi sáng!” hay “Hôm qua con đi có đâu chơi không?”. Và cũng đừng quên luôn phản hồi trẻ, để thể hiện bản thân rất quan tâm đến câu chuyện trẻ chia sẻ: “Ồ thế hả, thích quá con à!”. Sự tương tác tưởng chừng quá đỗi bình thường này lại đóng vai trò thiết yếu, giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn, bình tâm hơn để tham gia lớp học.

Đối với giáo viên, điều tối quan trọng là trò chuyện với trẻ vào sáng thứ Hai đầu tuần

Đối với giáo viên, điều tối quan trọng là trò chuyện với trẻ vào sáng thứ Hai đầu tuần

4. Tiếp xúc cử chỉ

Khi trẻ thực hiện một hành động tốt và bạn muốn khen ngợi trẻ thay cho lời khuyến khích, hãy thử vỗ vai trẻ nhiều hơn.

Có một phương pháp gọi là “tapping” – bạn có thể vỗ nhẹ vào vai trẻ một cái, hoặc vỗ nhanh hai lần.

Đặc biệt, với những trẻ được chẩn đoán mắc ADHD, việc vỗ nhẹ hai lần liên tiếp giúp chúng tiếp nhận tín hiệu từ người lớn rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không nên xoa đầu trẻ. Trẻ có rối loạn phát triển có thể cảm thấy áp lực khi tiếp xúc cơ thể từ trên đầu xuống. Vì vậy nếu muốn giao tiếp bằng cử chỉ vào trẻ, hãy ưu tiên sử dụng ngón tay và vỗ từ trên xuống, sẽ tạo cảm giác thoải mái cho trẻ hơn.

5. Khen ngợi

Có nhiều cách để khen ngợi một đứa trẻ. Ví dụ như ta có thể hào hứng, lớn tiếng khích lệ trẻ: “Wow! Tuyệt vời! Quá xuất sắc!”, hay nhẹ nhàng khen ngợi trẻ: “Ồ, con giỏi lắm đó!”.

Khen ngợi đúng lúc, đúng cách là một việc rất quan trọng giúp hỗ trợ tâm lý cho trẻ rối loạn phát triển

Khen ngợi đúng lúc, đúng cách là một việc rất quan trọng giúp hỗ trợ tâm lý cho trẻ rối loạn phát triển

Cách chúng ta sử dụng âm lượng hay mức độ khen ngợi sẽ tạo ra những kích thích khác nhau lên não bộ trẻ. Ngay từ cách khen ngợi cũng mang rất nhiều nội hàm sâu sắc bên trong, vì vậy ta cần biết cách điều chỉnh cường độ lời khen phù hợp với từng tình huống.

Ngoài ra, khi khen, ta cũng cần kết hợp với việc truyền tải tới trẻ những hành vi hoặc kỹ năng ta mong muốn trẻ có thể học hỏi và cải thiện thêm về sau. Nếu chỉ khen suông mà không để trẻ hiểu được đầy đủ, thì ngược lại còn dễ “hoá vụng” và không đạt được hiệu quả như tưởng tượng.

Trong cuốn sách Cẩm nang giao tiếp và ứng xử với trẻ rối loạn phát triển sẽ đi sâu hơn vào kỹ thuật khen ngợi trẻ hiệu quả ở chương 3. Nhưng trước hết, hãy ghi nhớ rằng khen ngợi là một trong vô số yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển.

👶 Bạn đang tìm cách kết nối hiệu quả hơn với trẻ rối loạn phát triển?

Chỉ một ánh mắt, một nụ cười, hay một cái vỗ vai đúng lúc… cũng có thể làm nên điều kỳ diệu. Cuốn "Cẩm nang giao tiếp và ứng xử với trẻ rối loạn phát triển" không chỉ cung cấp 5 nguyên tắc vàng trong giao tiếp – đơn giản nhưng đầy sức mạnh – mà còn mở ra cánh cửa thấu hiểu, đồng hành và hỗ trợ trẻ bằng cả trái tim và phương pháp khoa học.

Cuốn sách Cẩm nang giao tiếp và ứng xử với trẻ rối loạn phát triển

Cuốn sách Cẩm nang giao tiếp và ứng xử với trẻ rối loạn phát triển

🛒  Đọc thử và đặt mua cuốn sách này ngay hôm nay để bạn không chỉ “dạy trẻ” mà còn đồng hành cùng trẻ phát triển mỗi ngày nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1f-KhF1BAli7URzBf6PYd3lxVBC8V3_ly/view?usp=sharing

Unibooks.vn

Đang xem: 5 nguyên tắc cư xử với trẻ rối loạn phát triển mang tên Serotonin 5